Bản tin “Bài học thứ Tư”, gửi vào 25/06/2024
Xin chào thứ Tư bạn đọc The Present Writer,
Trước khi bắt đầu nội dung bản tin tuần này, mình muốn gửi lời:
- Cảm ơn tới tất cả các bạn đã ủng hộ cho Bản tin Bài học thứ Tư sau chia sẻ của mình tuần trước. Mình thực sự biết ơn sự đóng góp của mọi người để bản tin được tiếp tục lâu dài và miễn phí. Nếu bạn thích những gì mình viết và muốn đóng góp giúp bản tin được duy trì bền vững, hãy ủng hộ tại đây—100% quỹ được đầu tư trở lại để sản xuất nội dung miễn phí trên The Present Writer.
- Giới thiệu tới bạn đọc về Combo sổ + Quà tặng giới hạn của The Present Writer Shop. Trước khi rời Việt Nam vào đầu tháng 6, mình đã nỗ lực làm việc với team và đối tác để cho ra một Combo giới hạn: Khi bạn mua 2 sổ “The Present Day planner” trên link duy nhất này, bạn sẽ được tặng kèm MIỄN PHÍ: 01 thẻ sách nói “Một cuốn sách về Chủ nghĩa tối giản” (với giọng đọc của mình) và 01 postcard thiết kế đặc biệt (với chữ ký sống của mình). Đây là Combo mình muốn đưa ra tri ân các bạn đã ủng hộ sổ sau 1 năm ra mắt. Kết hợp cùng voucher Shopee, combo sẽ có giá ưu đãi nhất.
Trở lại với nội dung chính:
Tuần rồi với mình là một tuần…nói thế nào nhỉ…”rất gì và này nọ” 😒.
Ngay khi vừa làm quen trở lại với múi giờ và nhịp sống ở Mỹ, mình liên tiếp gặp phải những điều không vui, từ nhiều mặt trong cuộc sống. Nói sơ qua thì, trong nghiên cứu, hai bài báo khoa học mình nộp bị từ chối xuất bản; trong kinh doanh, mình bất ngờ phải đối diện với nhiều yêu cầu về giấy tờ, thủ tục, thuế…phát sinh; trong gia đình, vợ chồng mình phải liên tiếp giải quyết những lần “vật vã” của con khi con không giành phần thắng (trong trò chơi, học tập, xếp hàng…)—bên cạnh một số điều không suôn sẻ rất “đời thường” khác.
Khi đang trải qua những việc này, mình tất nhiên cảm thấy không thoải mái. Nhưng khi nhìn lại, mình cảm thấy mẫu số chung của những chuyện này là ở hai điều: (1) Sự từ chối hay thất bại (2) không thể tránh được. Bởi thế:
- Đôi khi “từ chối là cái tên của cuộc chơi”. Trong giới học thuật tại Mỹ, bọn mình thường hay nói “Rejection Is the Name of the Game” (Từ chối là tên của cuộc chơi) vì mọi thành công mà mọi người thấy, dù là nhỏ nhất, hầu hết đều phải qua rất nhiều lời từ chối. Ví dụ: từ chối đơn vào chương trình PhD, từ chối tài trợ dự án, từ chối công việc ở trường đại học, từ chối đăng bài báo nghiên cứu, từ chối đề cương hội thảo… Bởi vì mọi thứ trong học thuật đều là “peer-reviewed” (được phản biện bởi đồng nghiệp/hội đồng khoa học), các tiêu chuẩn đều rất khắt khe. Nhưng cũng vì thế, chất lượng nghiên cứu được đảm bảo cao và trong sạch nhất (trong phạm vi có thể kiểm định). Do vậy, hiểu được luật chơi này và tập làm quen với từ chối là một kỹ năng “sống còn” để theo đuổi học thuật lâu dài. Đây cũng là điều lab nghiên cứu của mình thảo luận sôi nổi trong tuần vừa qua.
- Va đập để mạnh mẽ hơn. Trong một buổi trò chuyện với Trí (CEO của VibeJi) cách đây vài tháng về khởi nghiệp, mình nhớ mãi cách Trí dùng từ “va đập”. Trí nói rằng, khó khăn là điều tất yếu sẽ xảy ra khi khởi nghiệp, nhưng vài trận sóng gió thôi mà doanh nghiệp của mình đã “liêu xiêu” thì tức là sức chịu va đập của mình chưa tốt; mình chưa tạo tiền đề vững chắc, cơ chế “kháng thương” mạnh để doanh nghiệp của mình đứng vững trước va đập tất yếu. Điều này khiến cho mình nhận ra rằng những khó khăn mình gặp phải hiện tại là tất yếu nếu mình muốn doanh nghiệp của mình mạnh mẽ hơn—hay bản thân mình mạnh mẽ hơn với vị trí CEO—để tiếp tục chèo lái những cơn sóng to hơn nữa trong tương lai. Các bạn sẽ được nghe cuộc trò chuyện rất thú vị của mình và Trí trên The Present Writer Podcast trong tuần tới.
- Thất bại là một phần của “tiến hóa”. Bé nhà mình gần đây rất thích xem hoạt hình Pokemon. Một hôm, sau khi thấy bé buồn vì không giành phần thắng trong một trò chơi, chồng mình mới gọi bé lại thủ thỉ: “Con biết trong phim, các Pokemon hay tiến hóa nhất khi nào không?” Bé trả lời là trên trường đua hoặc trận đấu. Chồng mình bảo: “Đúng rồi, nhưng con để ý sẽ thấy, đa phần Pokemon tiến hóa mạnh nhất sau khi thua trận. Sau khi bị thua, Pokemon sẽ rất buồn nhưng cũng nhận ra lý do tại sao mình bị thua, điểm mạnh-yếu của mình là gì, chính sự kiện đó khiến nó tiến hóa thành phiên bản giỏi hơn. Và quay lại chiến thắng”. Bé gật đầu. Từ đó, vợ chồng mình quan sát thấy tần suất “vật vã” vì không được như ý của con giảm hẳn; và những lúc con buồn, bọn mình đều nhắc lại: “Con nhớ Pokemon không?” thì bé sẽ lấy lại tinh thần ngay với “slogan”: “Con đang tiến hóa”
Dù người lớn hay trẻ con, dù ở vị trí thấp hay cao, dù ở trong bất kỳ ngành nghề nào, ta cũng sẽ gặp những thời điểm “rất gì và này nọ” trong cuộc sống.
Đối với mình, “tư duy tích cực” không phải là tự huyễn hoặc bản thân mọi thứ đều là một màu hồng, mà là giữ một tinh thần thoải mái, sẵn sàng đối đầu, dám chấp nhận và bước tiếp trong những giai đoạn khó khăn. Biết rằng, khi thoát khỏi “mùa đông” đó, ta sẽ trở thành một con người khác—mạnh mẽ hơn, hiểu biết hơn, an nhiên hơn (hay “tiến hóa” hơn, nếu bạn là Pokemon 😉). Tư duy này mình viết kỹ hơn trong cuốn: “Một cuốn sách về Chủ nghĩa tối giản”.
Chúc các bạn một thứ Tư an vui,
Be present,
Chi Nguyễn
P/S: Nếu bạn thấy thích nỗi dung này, hãy nhấn chuyển tiếp (forward) email “Bài học thứ Tư” này cho ai cần, và cân nhắc ủng hộ tại đây để bản tin miễn phí này được duy trì và phát triển bền vững nhé!
GỢI Ý TUẦN NÀY
1- Ưu đãi từ Shopee. Shopee Việt Nam đang có đợt giảm giá giữa tháng (26.6) với mã ưu đãi tại đây.
Khi ở trên Shopee, bạn có thể ghé gian hàng của The Present Writer 😉 với các sản phẩm tri thức của mình như Sổ hiệu năng “The Present Day planner” và Sách “Một cuốn sách về Chủ nghĩa tối giản”.
Đặc biệt, trong thời gian này còn có Combo 2 sổ + Quà tặng sách nói & postcard miễn phí độc quyền của The Present Writer.
2- Sách “Flow” (Dòng chảy). Tuần này, mình đang đọc lại cuốn sách rất hay của nhà tâm lý học nổi tiếng Mihaly Csikszentmihalyi.
Rất nhiều người từng đọc qua cuốn sách và nghĩ rằng đây là cuốn sách viết về làm việc hiệu năng vì sách mô tả trạng thái dòng chảy—khi ta làm một điều gì đó hăng say, tập trung tới mức quên hết mọi thứ xung quanh.
Nhưng nếu đọc kỹ cuốn sách và hiểu về ngành Tâm lý học tích cực, bạn sẽ thấy rằng đây là một cuốn sách về hạnh phúc. Hạnh phúc đến từ sự kiểm soát cuộc đời mình, được làm điều mình mong muốn và được sống với đam mê của mình hàng ngày.
Sách dựa trên nền tảng nghiên cứu khoa học nhưng viết với văn phong chân thành, nhẹ nhàng, không khô khan.
CÓ GÌ MỚI TRÊN THE PRESENT WRITER?
🎬 YouTube – Tại sao lúc nào cũng HẾT TIỀN?
Đây là câu hỏi mà mình đặt ra cho bản thân hàng trăm, hàng ngàn lần 6-7 năm trước trong giai đoạn khủng hoảng tài chính.
Sau khi đối diện lại với chính mình và phân tích, mổ xẻ các vấn đề tự thân, mình nhận mình đã mắc 4 LỐI SAI CƠ BẢN trong lập kế hoạch tài chính, dẫn đến việc thiếu trước, hụt sau.
Trong video mới nhất, mình chia sẻ lại với các bạn những sai lầm mình từng gặp phải và cách mình khắc phục từng điểm một để khôi phục và phát triển khả năng tài chính của mình.
ĐĂNG KÝ NHẬN BẢN TIN “BÀI HỌC THỨ TƯ”
Bản tin đặc biệt của TS. Chi Nguyễn — nơi chia sẻ những bài học, công cụ, lời khuyên… hữu ích nhất được Chi tìm tòi và chắt lọc hàng tuần.
Bạn thích newsletter hàng tuần này? Hãy kết nối tiếp tục với Chi & The Present Writer
Giới thiệu sản phẩm/dịch vụ trên newsletter → Liên hệ đặt quảng cáo: connect@thepresentwriter.com
Ủng hộ dự án Bản tin miễn phí này → Tặng Chi “một tách cà phê”
Khóa học miễn phí: Làm blog cho người mới bắt đầu → Đăng ký khóa học miễn phí 7 ngày qua email