The Present Writer

A Minimalist Blog that Maximizes Your Life

  • BLOG
  • YOUTUBE
  • PODCAST
  • SHOP
    • SHOPEE
    • TIKI
  • BẢN TIN
  • MỤC LỤC
  • GIỚI THIỆU
    • Về Chi Nguyễn
    • Về The Present Writer
    • Trên Truyền thông

🤓 Một bản tin “mọt sách”

Bản tin “Bài học thứ Tư”, gửi vào 29/04/2025

Xin chào thứ Tư bạn đọc The Present Writer,

Bài học tuần này sẽ rất ngắn vì mình đang có hạn nộp abstract (bản tóm tắt) cho một bài báo khoa học trong 24 giờ nữa. Nhưng bài học có giá trị cao và liên quan tới nghiên cứu mình đang làm.

Chuyện là, như có chia sẻ trong bản tin tuần trước, mình vừa dự AERA—hội thảo lớn nhất trong ngành Giáo dục tại Mỹ. Một trong những cuộc thảo luận bàn tròn (roundtable) mà mình thấy ấn tượng nhất là với các học giả gốc Á về việc nâng cao sự hiện diện của tri thức Á Châu trong nghiên cứu khoa học quốc tế.

Như các bạn cũng biết, khoa học quốc tế ở hầu hết các ngành hiện nay gần như đều bị “áp đảo” bởi các học thuyết phương Tây. Ngành của mình—Giáo dục học—cũng vậy. Lý do thì rất nhiều, nhưng có thể tóm gọn trong 3 vấn đề lớn:

  • (1) Phương Tây có nhiều điều kiện thuận lợi về lịch sử, kinh tế, chính trị, văn hóa… giúp cho việc phát triển và lưu trữ các học thuyết, công trình và ứng dụng khoa học tốt hơn những khu vực khác bị chiến tranh tàn phá, khó khăn kinh tế, bất ổn chính trị-xã hội.
  • (2) Nghiên cứu khoa học xuất bản trên các tạp chí uy tín thế giới chủ yếu bằng tiếng Anh, tạo ra rào cản lớn cho học giả từ các nước không nói tiếng Anh
  • (3) Nhiều học giả có công trình xuất bản quốc tế được đào tạo cao học ở các nước phương Tây nên có xu hướng sử dụng nhiều hơn các học thuyết, phương pháp, luận chứng… từ phương Tây. (Bản thân mình cũng nằm trong số này)

Trong thảo luận bàn tròn, một số học giả gốc Trung Quốc chia sẻ cách đưa tri thức của họ vào nghiên cứu giáo dục quốc tế, như: thêm vào văn thơ/từ ngữ bằng tiếng Trung song song với bản dịch tiếng Anh; sử dụng học thuyết của các triết gia Trung Quốc như Khổng Tử, Lão Tử; đưa trải nghiệm cá nhân của mình là người gốc Trung vào nghiên cứu khoa học…

Cuộc thảo luận này truyền cảm hứng cho mình suy nghĩ thêm về việc mang học thuyết của người Việt vào các nghiên cứu khoa học mình đang làm. Đây không phải là lần đầu tiên mình nghĩ đến điều này. Thực ra, mình đã đau đáu với nó nhiều năm liền, ngặt nỗi mình chưa tìm được học thuyết nào từ Việt Nam mà thực sự sát với những bài nghiên cứu trước đây của mình.

Thế nhưng, tuần rồi, mình nhận ra rằng, cũng như các học giả người Trung Quốc kia, nhiệm vụ của mình là “làm cầu nối” cho khoa học. Không có học thuyết ra đời lâu năm nào hoàn toàn sát với những nghiên cứu hiện đại (kể cả những tài liệu được xem là “kinh điển” từ Khổng Tử hay Lão Tử), nhưng người làm khoa học như mình có thể chắp nối để tạo ra mối liên hệ tương quan và từ đó, nhóm lên ngọn lửa nhỏ để lan tỏa học thuyết Việt Nam/Châu Á ra thế giới.

Bởi vậy, trong nghiên cứu cần nộp tối nay, mình quyết định sẽ sử dụng học thuyết của triết gia người Việt: Trần Đức Thảo (1917-1993). Ông là một trong số ít những triết gia người Việt được biết đến trên thế giới, đặc biệt với cuốn sách bằng tiếng Pháp “Phénoménologie et matérialisme dialectique” (“Hiện tượng luận và chủ nghĩa duy vật biện chứng”—trong đó, Trần Đức Thảo kết nối hiện tượng luận của Edmund Husserl và chủ nghĩa duy vật biện chứng của Karl Marx). 

Mình biết đến vị triết gia này từ vài năm trước trong những ngày tháng tìm tòi về học thuyết của người Việt và gần đây được nhắc lại khi đọc một đoạn về ông trong cuốn sách “Gánh gánh gồng gồng” của bà Xuân Phượng. 

Mình chưa phải là chuyên gia về triết học của Trần Đức Thảo vì ý tưởng của ông khá phức tạp và đa chiều, mà tài liệu tham khảo thì vô cùng khan hiếm. Thế nhưng, “chưa phải” không có nghĩa là “không phải”—nếu như abstract của mình được “bật đèn xanh”, mình sẽ có thêm nguồn lực để đào sâu tìm hiểu kỹ hơn về triết gia này và tạo cầu nối từ triết học của ông tới giáo dục hiện đại.

—

Đây thực sự là một bản tin “mọt sách”, đúng không? 🤓 Nhưng dù bạn có làm nghiên cứu khoa học hay không, mình hy vọng bản tin này cũng truyền cảm hứng cho bạn suy nghĩ về việc mang tri thức Việt tới với bạn bè quốc tế, bằng một cách nào đó, trong lĩnh vực của mình. Nếu mỗi chúng ta đóng góp một nhịp cầu nối thì rồi một ngày không xa ta sẽ được chứng kiến cây cầu tri thức nối dài Việt Nam tới thế giới—mình luôn tin là như vậy!

Giờ mình phải đi viết abstract đây!!!! 💨

Be present,

Chi Nguyễn

P/S: Bản tin hàng tuần này đã, đang và sẽ luôn được gửi tới bạn hoàn toàn miễn phí. Nếu bạn muốn giúp bản duy trì bền vững, hãy cân nhắc ủng hộ một phần chi phí vận hành, mua sách và sổ của mình, hoặc chia sẻ dự án “Bài học thứ Tư” nhé! Mình thực sự biết ơn sự cổ vũ và động viên của bạn ♥️


 

ĐĂNG KÝ NHẬN BẢN TIN “BÀI HỌC THỨ TƯ”

Bản tin đặc biệt của TS. Chi Nguyễn — nơi chia sẻ những bài học, công cụ, lời khuyên… hữu ích nhất được Chi tìm tòi và chắt lọc hàng tuần. 

Bạn thích newsletter hàng tuần này? Hãy kết nối tiếp tục với Chi & The Present Writer 👇

📮 Giới thiệu sản phẩm/dịch vụ trên newsletter → Liên hệ đặt quảng cáo: connect@thepresentwriter.com

☕️ Ủng hộ dự án Bản tin miễn phí này → Tặng Chi “một tách cà phê”

💌 Khóa học miễn phí: Làm blog cho người mới bắt đầu → Đăng ký khóa học miễn phí 7 ngày qua email

The Present Writer là “khu vườn xanh yên tĩnh” của Chi Nguyễn—Tiến sĩ Giáo dục tại Mỹ. Đọc thêm về Chi & Blog

Xuất bản

“Một cuốn sách về Chủ nghĩa tối giản” là cuốn sách đầu tay của Chi về đề tài tối giản hóa cuộc sống.

“The Present Day planner” là sổ kết hoạch và làm việc hiệu năng từ kết quả nghiên cứu ứng dụng của Chi.

5 bước xây dựng một blog thành công & 1 khoá học làm blog miễn phí. Xem tại đây

Tìm kiếm

Đề Tài

Bài Viết Mới Nhất

  • Tại sao tôi ngừng viết & Tương lai The Present Writer
  • The Present Day planner
  • Academic Research 101: Những điều cần biết về nghiên cứu học thuật
  • Đọc với Notecard: Phương pháp đọc sách hiệu quả và nhớ lâu
  • “Một cuốn sách về Chủ nghĩa tối giản”

Kết nối

RSS
Follow by Email
Facebook
Facebook
fb-share-icon
Instagram

Ủng hộ để blog tiếp tục hoạt động bền vững, miễn phí và không banner quảng cáo.

Copyright © 2025 The Present Writer · Log in