The Present Writer

A Minimalist Blog that Maximizes Your Life

  • BLOG
  • YOUTUBE
  • PODCAST
  • SHOP
    • SHOPEE
    • TIKI
  • BẢN TIN
  • MỤC LỤC
  • GIỚI THIỆU
    • Về Chi Nguyễn
    • Về The Present Writer
    • Trên Truyền thông

🏊‍♀️ Quyết định lội ngược dòng

Bản tin “Bài học thứ Tư”, gửi vào 02/04/2025

Xin chào thứ Tư bạn đọc The Present Writer,

Trước khi đi vào chủ đề của bản tin tuần này, mình muốn nhắn bạn rằng: Hôm nay là ngày cuối cùng (!) để đặt trước sổ The Present Day planner phiên bản mới tại Việt Nam.

Sau khi đóng form đặt trước, những quyền lợi và quà tặng đặc biệt (giá trị lên tới 2 triệu đồng, trong khi giá thành sản phẩm chỉ giữ ở mức 318k) cũng sẽ kết lại. Nếu bạn muốn nhận ưu đãi hãy đăng ký sớm nhé!

Hiện đơn đặt trước tại Việt Nam đang đạt 80% so với mục tiêu (chi phí tối thiểu cần để sản xuất lượt sổ mới), còn đơn đặt trước tại Quốc tế mới đạt được 30%. Do vậy, mình rất mong nhận được thêm sự ủng hộ của các bạn ở trong và ngoài nước để sổ hoàn thành sản xuất suôn sẻ và có cơ hội vươn ra thị trường quốc tế:

🇻🇳 Đặt trước sổ phiên bản mới tại Việt Nam qua form (đóng ngày 2/4/2025): https://forms.gle/Uu2jTy53YA1iFJGz5

🌍 Đặt trước sổ phiên bản mới tại Quốc tế qua Kickstarter (đóng ngày 17/4/2025): http://kck.st/4bYdB4q

🌐Thông tin thêm về dự án và sản phẩm: https://thepresentwriter.com/planner-v2/

—

Trở lại chủ đề chính:

Thứ 6 tuần trước, mình nhận lời mời của tổ chức giáo dục uy tín hàng đầu nước Mỹ là National Academy of Education (NAEd) để tới Washington DC nói chuyện với các fellows—những người nhận học bổng chương trình Tiến sĩ và Sau Tiến sĩ của NAEd—về chính sách giáo dục và lan tỏa nghiên cứu giáo dục.

Đây thực sự là một vinh dự lớn đối với mình, đặc biệt vì mình không sinh ra và lớn lên tại Mỹ nên từ những ngày đầu mình nghiên cứu về chính sách giáo dục Mỹ, rất nhiều người đã xem thường và nói điều đó là không thể. Nhưng vì mình rất thích chủ đề này (đặc biệt khi so sánh chính sách giáo dục Mỹ và Việt Nam), mình vẫn quyết tâm “lội ngược dòng” để theo con đường riêng của mình.

Hơn 10 năm sau, mình trở thành giáo sư nghiên cứu trong Khoa Chính sách & Lãnh đạo giáo dục tại một trường đại học uy tín tại Mỹ. Và tuần trước, mình được xếp ngang hàng thuyết trình cùng T.S. Okhee Lee (ảnh)—một trong những học giả hàng đầu thế giới với hơn 17 ngàn lượt trích dẫn (!) trên Google Scholar. Với mình, đây thực sự là ước mơ thành sự thật!

Ở bài học tuần này, mình muốn chia sẻ một chút suy nghĩ đằng sau những quyết định “ngược dòng” của mình—những quyết định mà mọi người xung quanh thường cho rằng là “không nên” hoặc “không thể”:

1- Dữ liệu đã đủ hay chưa? Khi mình nhận được phản hồi chưa tích cực từ những người xung quanh thì mình sẽ nghĩ về 3 loại dữ liệu: (1) Dữ liệu của người khác về mình, (2) Dữ liệu của mình về người khác, và (3) Dữ liệu của mình về bản thân. Cụ thể:

  • (1) Người đưa ra nhận xét về mình họ có hiểu mình đủ để đánh giá khách quan hay không? Ví dụ: Một giáo sư từng gặp mình lần đầu tiên và nói “Em không nên lấy lớp của tôi vì có nhiều tài liệu bằng tiếng Anh” trong khi chưa biết rằng mình từng học 4 năm Đại học ở Việt Nam bằng tiếng Anh và có kỹ năng đọc tốt. Do vậy, lời đánh giá này là chưa công bằng.
  • (2) Mình hỏi có đúng người hay không? Chẳng hạn, rất nhiều bạn từng nhắn tin và email hỏi mình về học và làm việc trong lĩnh vực giáo dục mầm non hay tiểu học. Mặc dù mình có bằng tiến sĩ về giáo dục thật nhưng ngành của mình không thiên về giáo dục cho trẻ nhỏ nên mình luôn phản hồi là mình không có đủ kinh nghiệm và kiến thức để trả lời, và gợi ý bạn tìm người khác phù hợp hơn. Nhưng có rất nhiều người thường xuyên đưa ra lời khuyên về những thứ họ không thực sự là chuyên gia (bao gồm cả những người thân trong gia đình). Do vậy, luôn kiểm chứng lại đánh giá của người khác trước khi cho đó là chân lý.
  • (3) Mình đã hiểu đủ về bản thân chưa? Khi mọi người nghi ngờ về khả năng của mình thì mình có thể xem lại dữ liệu trong quá khứ xem mình đã từng làm điều này chưa và kết quả ra sao (ví dụ như việc đọc tài liệu tiếng Anh mình nhắc tới trong điểm trên) và mình có khả năng gì mà có thể những người khác chưa biết về mình (ví dụ đối với mình là khả năng học hỏi rất nhanh một đề tài mình yêu thích). Khi bạn thực sự hiểu bản thân mình thì bạn sẽ có thể đưa ra những quyết định trái với số đông một cách tự tin và độc lập.

2- Động lực lớn nhất là gì? Lý do cho mỗi việc bạn làm rất quan trọng vì nó giúp bạn bạn “níu lại tay chèo” những giai đoạn lội ngược dòng.

Đối với mình, khi bắt đầu làm nghiên cứu về giáo dục Mỹ và toàn cầu, rất nhiều người từng nói với mình rằng: “Tại sao bạn không tập trung chỉ làm nghiên cứu về Việt Nam?” 

Suy nghĩ của mình là: Mình có thể chỉ ở Việt Nam để làm nghiên cứu về Việt Nam. Nhưng mình đã lặn lội nộp hồ sơ, qua 7749 nỗi khổ khi làm visa, tìm học bổng rồi nhập học để bước ra thế giới thì mình muốn có cơ hội được nghiên cứu cả thế giới, chứ sao chỉ thu hẹp ở Việt Nam? Đây có thể là suy nghĩ quá “mộng mơ” với nhiều người làm nghiên cứu ngành hẹp như chính sách giáo dục, nhưng chính ước mơ này đã là động lực đưa mình ra thế giới thì mình sẽ quyết tâm sống với ước mơ ấy.

Động lực của bạn có thể khác mình nhưng bài học mình muốn nhấn mạnh ở đây là: Luôn quay lại với câu hỏi “tại sao”

3- Chuyện gì sẽ xảy ra với thất bại? Điều mà mọi người thường sợ nhất khi làm điều mà mọi người ngăn cản đó là một ngày nào đó ta thất bại và ê chề khi nghe câu xỉa xói: “Đã bảo vậy từ đầu mà không nghe!”. Do vậy, ta có thể liệu trước tình huống xấu nhất xem trong trường hợp thất bại thì điều gì xảy ra và mình nên làm gì để ứng phó.

Trở lại ví dụ của mình về việc học chính sách giáo dục Mỹ. Nếu như mình thất bại thì tình huống xấu nhất là mình không nhận được bằng tiến sĩ, bị mọi người chê cười và tốn thời gian để chuyển ngành khác phù hợp hơn. Nhưng đây là điều mình có thể chấp nhận vì mình tin rằng dù có thất bại, mình cũng không bị mất đi kiến thức mình đã học trong nhiều năm. Và dù có không làm về chính sách, mình vẫn có thể áp dụng những kiến thức và kỹ năng này vào một ngành khác và công việc khác.

—

Làm một điều trái với số đông và không nhận được sự đồng tình của những người xung quanh là một quyết định dũng cảm. Quyết định này không phải lúc nào cũng dẫn đến thành công nhưng nếu có phương pháp phù hợp (mình hy vọng 3 chia sẻ trên giúp cho bạn xây dựng phương pháp riêng cho mình) thì bạn sẽ mở ra được những cơ hội (số nhiều chứ không phải chỉ một!) mà ít người biết tới hay dám nhận lấy.

 

Be present,

 

Chi Nguyễn

 

P/S: Bản tin hàng tuần này đã, đang và sẽ luôn được gửi tới bạn hoàn toàn miễn phí. Nếu bạn muốn giúp bản duy trì bền vững trong giai đoạn này, hãy giúp mình thực hiện phiên bản mới của sổ hiệu năng The Present Day planner bằng việc ủng hộ đặt trước sổ tại Việt Nam và tại Quốc tế ! Mình thực sự biết ơn sự cổ vũ và động viên của bạn ♥️


📣 CÓ GÌ MỚI TRÊN THE PRESENT WRITER?

🎬 YouTube – Thế nào là một cuộc sống hiệu năng? 

Mọi người thường nhắc về mình với cụm từ “làm được rất nhiều việc” 😅 vì mình luôn làm 2-3 việc một lúc (giảng viên, tác giả, chủ doanh nghiệp, người vợ/người mẹ…). Đặc biệt sau khi mình cho ra mắt cuốn sổ The Present Day planner với nhiều công cụ tối ưu hóa công việc và cân bằng cuộc sống thì mình nhận được nhiều câu hỏi xoay quanh chủ đề: Thế nào là một cuộc sống hiệu năng?

Trong video mới nhất, mình review 4 cuốn sách của tác giả nổi tiếng Cal Newport (người được biết đến với khái niệm “làm việc sâu”—deep work) để phân tích những nét quan trọng nhất để định hình một cuộc sống hiệu năng và làm sao ta có thể hiệu năng hóa hơn nữa cuộc sống hiện tại của mình.

🎤 Podcast – Life Update: Cuộc sống của mình sau khi kết thúc podcast

 

Đã hơn 3 tháng kể từ ngày mình ngừng làm podcast. Cuộc sống của mình có rất nhiều thay đổi. Từ cá nhân, gia đình, tới công việc chính ở trường đại học và những dự định với The Present Writer đều có những bước chuyển mình lớn.

Do vậy, mình nghé lại podcast vào một buổi tối muộn sau một ngày dài làm việc để tâm sự với các bạn về cuộc sống hiện nay của mình.

Chúng mình cùng hàn huyên, kết nối lại nhé!


 

ĐĂNG KÝ NHẬN BẢN TIN “BÀI HỌC THỨ TƯ”

Bản tin đặc biệt của TS. Chi Nguyễn — nơi chia sẻ những bài học, công cụ, lời khuyên… hữu ích nhất được Chi tìm tòi và chắt lọc hàng tuần. 

Bạn thích newsletter hàng tuần này? Hãy kết nối tiếp tục với Chi & The Present Writer 👇

📮 Giới thiệu sản phẩm/dịch vụ trên newsletter → Liên hệ đặt quảng cáo: connect@thepresentwriter.com

☕️ Ủng hộ dự án Bản tin miễn phí này → Tặng Chi “một tách cà phê”

💌 Khóa học miễn phí: Làm blog cho người mới bắt đầu → Đăng ký khóa học miễn phí 7 ngày qua email

The Present Writer là “khu vườn xanh yên tĩnh” của Chi Nguyễn—Tiến sĩ Giáo dục tại Mỹ. Đọc thêm về Chi & Blog

Xuất bản

“Một cuốn sách về Chủ nghĩa tối giản” là cuốn sách đầu tay của Chi về đề tài tối giản hóa cuộc sống.

“The Present Day planner” là sổ kết hoạch và làm việc hiệu năng từ kết quả nghiên cứu ứng dụng của Chi.

5 bước xây dựng một blog thành công & 1 khoá học làm blog miễn phí. Xem tại đây

Tìm kiếm

Đề Tài

Bài Viết Mới Nhất

  • Tại sao tôi ngừng viết & Tương lai The Present Writer
  • The Present Day planner
  • Academic Research 101: Những điều cần biết về nghiên cứu học thuật
  • Đọc với Notecard: Phương pháp đọc sách hiệu quả và nhớ lâu
  • “Một cuốn sách về Chủ nghĩa tối giản”

Kết nối

RSS
Follow by Email
Facebook
Facebook
fb-share-icon
Instagram

Ủng hộ để blog tiếp tục hoạt động bền vững, miễn phí và không banner quảng cáo.

Copyright © 2025 The Present Writer · Log in