Bản tin “Bài học thứ Tư”, gửi vào 18/06/2024
Xin chào thứ Tư bạn đọc The Present Writer,
Trước khi vào nội dung chính của bản tin tuần này, mình có hai điều muốn nhắn nhủ tới bạn đọc:
- Hãy tham gia đặt câu hỏi cho mùa tiếp theo của The Present Writer Podcast tại đây. Nội dung podcast mùa tới sẽ về những sang chấn, lo âu, nỗi sợ…ảnh hưởng tới sức khỏe tài chính (financial wellbeing). Vì podcast dành cho bạn—thính giả thương yêu của TPW Podcast—nên mình rất muốn nghe chia sẻ và câu hỏi của bạn để xây dựng nội dung tốt nhất cho podcast. Hãy đóng góp ý tưởng cho mình nhé!
- Hãy cân nhắc ủng hộ cho Bản tin Bài học thứ Tư tại đây. Sau hơn 3 tháng thực hiện, bản tin đã thu hút lượng đăng ký rất lớn (hơn 71,000)—một con số khiến mình thực sự vui và tự hào. Tuy vậy, lượng đăng ký lớn cũng khiến chi phí duy trì bản tin ngày một tăng cao (nền tảng mình sử dụng để quản lý và phân phối email tính phí theo lượt đăng ký). Nếu bạn thích những gì mình viết và muốn đóng góp giúp bản tin được duy trì bền vững, hãy cân nhắc ủng hộ tại đây—100% quỹ sẽ được đầu tư trở lại làm nội dung miễn phí trên The Present Writer. Cảm ơn các bạn trước nha!
Tuần rồi là tuần đầu tiên mình về lại Mỹ sau một tháng ở Việt Nam. Cảm giác chung của mình là…mơ màng và buồn ngủ 😪 do lệch múi giờ (14 tiếng). Do vậy, mình chủ động giảm thời gian làm việc để ngủ nghỉ, cân bằng lại nhịp sinh hoạt. Rất may là hiện giờ đang trong mùa hè nên mình không phải dạy học hay họp hành nhiều như trong năm, mình chỉ tập trung vào một số dự án nghiên cứu dang dở và các công việc sáng tạo, kinh doanh của The Present Writer. Đây cũng là mùa hè cuối cùng của Jaden ở trường mẫu giáo nên mình dành nhiều thời gian cho con vui chơi trước khi “lên lớp” chính thức.
Bởi thế, cuộc sống của mình trong tuần qua cũng trôi qua nhanh như một giấc mơ: Sáng sớm đưa con đi học; trong ngày làm việc được chút nào hay chút đó, còn lại là ngủ 😂; chiều về đón con, ăn uống, nghỉ ngơi với chồng con; tối lại díp mắt đi ngủ từ sớm nhưng 3 giờ sáng đã tỉnh dậy 😭. Cuối tuần đưa con đi học các lớp thể thao, đi bơi, đi chơi nhân dịp “Ngày của Cha”—trong đó có kỷ niệm ngủ gục trên bể bơi vì lệch múi giờ 🤣.
Một tuần “mơ màng” ấy để lại cho mình 3 bài học:
- Cần lắm một kỳ nghỉ sau một kỳ nghỉ (a vacation after vacation). Kỳ nghỉ thường được nhắc tới như thời gian thư giãn, thảnh thơi để về nhà với năng lượng tràn trề. Tuy nhiên, điều này không hoàn toàn đúng nếu bạn đi nghỉ cùng con nhỏ, phải di chuyển vất vả, lệch múi giờ, hay cần quản lý tour hoặc làm việc trong kỳ nghỉ…—tất cả những điều này đều có khả năng hút cạn năng lượng của bạn và yêu cầu ít nhất vài ngày để cân bằng trở lại. Rất tiếc không phải ai cũng có điều kiện nghỉ làm thêm sau kỳ nghỉ. Bởi vậy, trong quá trình thiết kế chuyến đi, ta nên chủ động tiết chế lịch trình, kết thúc sớm hơn 1-2 ngày để có thời gian nghỉ ngơi sau mỗi kỳ nghỉ tốt hơn.
- Cần lắm những người đồng hành thấu hiểu. Trong một tháng mình ở Việt Nam, câu hỏi mình nhận được nhiều nhất là: “Mẹ đi như thế này thì con ai trông?”—một câu rất bình thường tới “hiển nhiên” dành cho phụ nữ, nhưng rất hiếm khi được đặt cho nam giới (ví dụ: có mấy ai hỏi: “Bố đi công tác thì ai ở nhà chăm con?”). Mình cảm thấy may mắn vì có một người chồng luôn thấu hiểu và ủng hộ những gì mình làm—chính chồng mình là người đặt vé máy bay, thiết kế chuyến đi dài ngày cho mình, và chăm sóc con khi mình đi vắng. Bé nhà mình cũng đi mẫu giáo toàn thời gian nên áp lực chăm con cũng không quá lớn như khi bé con nhỏ; bé được dạy thường xuyên nên biết mẹ đang ở đâu, tại sao mẹ đi, bao giờ mẹ về… (mình chia sẻ kỹ hơn về chủ đề này ở đây). Trong thời gian mình còn mệt sau chuyến đi, hai bố con cũng chủ động cho mình không gian và thời gian yên ắng. Trước đây, mình từng lo lắng không biết người ngoài sẽ đánh giá mình là người mẹ như thế nào, nhưng bây giờ, mình tin rằng chỉ có ý kiến của “người trong cuộc”—những người đồng hành hàng ngày với mình–là quan trọng mà thôi.
- Cần lắm những “mùa” khác nhau trong công việc. Mình thực sự thích công việc giảng viên hiện tại vì mình có 3 tháng hè hoàn toàn được “giải thoát” khỏi các đầu việc thông thường. Lịch làm việc này cho phép mình có những kỳ làm việc và kỳ nghỉ rất rõ ràng. Nhưng trước đây, khi mình còn làm những công việc hành chính thông thường cả 12 tháng, mình cũng chủ động tạo ra những “mùa” khác nhau cho công việc. Ví dụ, những đợt bận rộn như tổng kết cuối năm, báo cáo số liệu đầu kỳ, sự kiện… mình sẽ xếp lịch làm việc rất dày và ngay sau giai đoạn đó kết thúc, mình sẽ chủ động giãn công việc ra bằng cách xếp vào những dự án đỡ bận rộn hơn hoặc xin nghỉ phép vài ngày để sạc lại năng lượng. Bạn có thể thiết kế lịch học tập/làm việc tương tự trong vị trí/hoàn cảnh hiện tại của mình không?
Viết được tới đây thì mình đã lại sắp ngủ gục 😪 nên xin phép tạm ngừng, hẹn các bạn trong bản tin tuần sau, khi mình “tỉnh táo” hơn 😅.
Nếu bạn thấy thích nỗi dung này, hãy nhấn chuyển tiếp (forward) email “Bài học thứ Tư” này cho ai cần, và cân nhắc ủng hộ tại đây để bản tin miễn phí này được duy trì và phát triển bền vững nhé!
Be present,
Chi Nguyễn
GỢI Ý TUẦN NÀY
1- Ưu đãi từ The Present Writer International. Gian hàng quốc tế của The Present Writer hiện ưu đãi miễn phí giao hàng toàn nước Mỹ 🇺🇸 cho các đơn hàng từ $60 trở lên (tương đương hai cuốn sổ sổ hiệu năng The Present Day planner). Team mình sẽ tiếp tục thúc đẩy, thương thảo với các đơn vị đối tác để giảm chi phí ship quốc tế trên nhiều quốc gia hơn nữa.
2- Video về Bài học tuổi 20 của triệu phú, nhà sáng tạo nội dung Vanessa Lau. Mình đã theo dõi Vanessa Lau được 4-5 năm và kênh của bạn ấy là một trong những nguồn cảm hứng lớn để mình tạo ra kênh YouTube cho The Present Writer. Trong video này, Vanessa chia sẻ những bài học rất sâu sắc về tuổi 20, trong đó có đoạn nói về những điều mà người trẻ phải trải qua, phải có hết rồi mất hết thì mới thấu hiểu và học được trọn vẹn—mình rất thích quan điểm này vì nó giống với hành trình cá nhân mình. Video hiện có 1.3 triệu views và rất đáng xem, dù bạn ở độ tuổi nào.
3- Khóa học từ Coach La Khuê. Nếu bạn muốn học từ “thầy” của mình thì ngày 28 & 29/6 này, chị La Khuê (Business Coach của Chi) có Workshop “Hiểu về tiền” giúp tăng hiểu biết của bạn về tài chính cá nhân, cũng như xây dựng những thói quen và chiến lược rõ ràng để tăng lợi nhuận và xây dựng nền tảng tài chính vững chắc cho 12 tháng sắp tới. Mình bắt đầu làm việc với chị La Khuê từ năm 2022 và học rất nhiều về quản lý tài chính cho cá nhân và doanh nghiệp từ chị.
4- App MochiMochi: MochiMochi là ứng dụng học từ vựng được rất nhiều bạn trẻ yêu thích với hai bộ môn tiếng Anh và tiếng Nhật. Điểm đặc biệt nhất của app này là được xây dựng theo phương pháp Spaced Repetition (Lặp lại cách quãng) đã được khoa học chứng minh là tốt cho trí nhớ. Ngoài ra, thiết kế app dễ thương, cổ vũ người dùng đăng nhập sử dụng app để học ngoại ngữ. MochiMochi có ưu đãi riêng dành cho cộng đồng The Present Writer: Giảm giá 30% cho cả tiếng Anh và tiếng Nhật.
CÓ GÌ MỚI TRÊN THE PRESENT WRITER?
YouTube – Cuốn sách làm THAY ĐỔI TƯ DUY TÀI CHÍNH của mình 💰
“Cha Giàu, Cha Nghèo” (Rich Dad Poor Dad) là một cuốn sách vô cùng nổi tiếng đối với những ai muốn hiểu hơn về tiền. Đây là cuốn sách đầu tiên mình đọc trên con đường tự do tài chính và nó đã làm thay đổi hoàn toàn tư duy về tiền của mình khi ấy.
Nhưng cuốn sách này không hề hoàn hảo…
🎤 Podcast – Nỗi sợ về những lần đầu tiên (Gặp The Present Writer team)
“Người ấy là ai?” – Gặp gỡ các thành viên trong team The Present Writer và nghe các bạn chia sẻ về hành trình cộng tác với Chi và “những lần đầu tiên” chúng mình cùng nhau vượt qua trong quá trình phát triển The Present Writer.
ĐĂNG KÝ NHẬN BẢN TIN “BÀI HỌC THỨ TƯ”
Bản tin đặc biệt của TS. Chi Nguyễn — nơi chia sẻ những bài học, công cụ, lời khuyên… hữu ích nhất được Chi tìm tòi và chắt lọc hàng tuần.
Bạn thích newsletter hàng tuần này? Hãy kết nối tiếp tục với Chi & The Present Writer
Giới thiệu sản phẩm/dịch vụ trên newsletter → Liên hệ đặt quảng cáo: connect@thepresentwriter.com
Ủng hộ dự án Bản tin miễn phí này → Tặng Chi “một tách cà phê”
Khóa học miễn phí: Làm blog cho người mới bắt đầu → Đăng ký khóa học miễn phí 7 ngày qua email