Comparison is the thief of joy — So sánh là kẻ trộm niềm vui (Theodore Roosevelt) So sánh bản thân là thói quen thường ngày của con người. Nếu để ý, bạn sẽ nhận thấy mình thường xuyên đem bản thân ra so sánh với người khác, so sánh từ hình thức, phong thái, đến suy nghĩ, nhận thức. So sánh để thấy mình tốt đẹp hơn người, và so sánh cũng để thấy mình thua kém hơn người. Tương tự với so sánh, ghen tị cũng là bản tính thông thường của con người, không có ai có thể khẳng định rằng mình chưa từng đố kỵ, so đo với người khác. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của mạng xã hội như Facebook, Instagram..., ta dường như so sánh bản thân nhiều hơn, thường xuyên hơn, và khó kiểm soát hơn. Nhiều nghiên … [Read more...]
Rèn luyện tư duy tích cực — Phần 2: Habit & Routine
"A life without routine is the most stressful life you can live" -Robert Emmitt Trong phần 1 của chuỗi bài viết về Tư duy tích cực, tôi đã giới thiệu đến bạn đọc journaling— một trong những thói quen (habit) tốt để rèn luyện tư duy tích cực. Trong bài viết này, tôi sẽ giới thiệu thêm một số thói quen khác bạn có thể thực hiện ngay hôm nay để có cái nhìn tích cực hơn về bản thân và cuộc sống. Tuy nhiên, từ nghiên cứu và trải nghiệm cá nhân, tôi có thể khẳng định rằng thói quen không thể duy trì lâu nếu không có routine (tạm dịch, chu trình lặp đi lặp lại). Mọi người đều có một routine riêng để vận hành cuộc sống của mình. Đánh răng, rửa mặt là một routine mà hầu như ai cũng có. Nếu như khi … [Read more...]
Rèn luyện tư duy tích cực — Phần 1: Journaling
Tư duy tích cực (positive thinking) đã được chứng minh qua hàng trăm nghiên cứu khoa học và trải nghiệm thực tế là phương pháp hiệu quả làm giảm căng thẳng, lo lắng, và trầm cảm của con người. Nhưng làm sao để duy trì tư duy tích cực khi hàng ngày, hàng giờ ta phải đối mặt với những điều khó chịu, những trở ngại, phiền toái luôn cuốn ta vào xoáy tiêu cực? Khi còn ở tuổi thiếu niên, tôi từng tự hào về khả năng tư duy tích cực của mình. Không rõ là do ai dậy hay tự học, tôi sớm biết cách kiểm soát suy nghĩ của mình và lái nó theo hướng tích cực khi gặp tình huống khó khăn. Ví dụ, khi bị điểm kém, tôi thường nghĩ: "Điểm số này đến thật đúng lúc vì mình đang cần động lực để ôn … [Read more...]