Chào bạn đọc The Present Writer, Sau một thời gian tập trung viết về tư duy tích cực, phát triển bản thân, và du học, blog lần này trở lại với đề tài Chủ nghĩa tối giản (Minimalism) - một trong những đề tài được bạn đọc quan tâm nhiều nhất. Trong vài tuần tới, tôi sẽ chạy chuỗi bài về những ứng dụng thực tiễn của Chủ nghĩa tối giản. Bắt đầu bằng cụm từ "Minimalism & ...", mỗi bài viết ghi lại kinh nghiệm và lời khuyên của tôi trong việc tối giản hoá cuộc sống. Bài viết tuần này là về thời trang: Minimalism & Fashion: Xây dựng tủ quần áo cơ bản. ---- Khi tôi bắt đầu viết về Chủ nghĩa tối giản, rất nhiều bạn đọc gửi thư và tin nhắn yêu cầu viết thêm về cách tối giản hoá tủ đồ cá … [Read more...]
7 hiểu lầm thường gặp về Chủ nghĩa tối giản
Cũng như mọi loại hình chủ nghĩa, học thuyết đi ngược lại với "cái chuẩn" của số đông khác, Chủ nghĩa tối giản đến cùng với rất nhiều câu hỏi, ngờ vực, chỉ trích, và lo sợ. Nỗi sợ phải thay đổi là rất thật, nhất là khi ta không có đầy đủ thông tin về Chủ nghĩa tối giản và khó đoán biết được lối sống mới này sẽ thay đổi cuộc sống của ta như thế nào trước khi bước vào trải nghiệm thực tế. Để hiểu đúng về Chủ nghĩa tối giản, trong bài viết này, tôi sẽ phản biện 7 hiểu lầm thường gặp (common misconceptions) về phong cách sống này. Tư liệu bài viết dựa trên phản hồi của bạn đọc, người thân, và những người tôi từng gặp và chia sẻ về Chủ nghĩa tối giản, cũng như một số ý kiến tranh luận trên mạng … [Read more...]
Chủ nghĩa tối giản (Minimalism) cho người mới bắt đầu — Phương pháp KonMari
Câu hỏi tôi thường xuyên nhận được về Chủ nghĩa tối giản (Minimalism) là: "Bạn hãy chỉ cho mình nên bắt đầu từ đâu? Mình/Gia đình mình đã quen sống với nhiều đồ đạc hàng chục năm nay rồi, mình có quá nhiều thứ phải bỏ đi mà không biết bắt đầu như thế nào?" Tôi hiểu điều này. Có lẽ vì thế hệ ông bà, bố mẹ chúng ta đã phải trải qua thời kỳ chiến tranh, bao cấp đói khổ, thiếu thốn, việc có nhiều đồ đạc như ngày nay được cho là vô cùng may mắn. Mặc cho kinh tế, xã hội thay rõ rệt, tư duy phần đông vẫn còn ở lại những năm 80 khi nhà nhà phải xếp hàng, đổi tem phiếu lấy đồ dùng thiết yếu. Đây có lẽ là mầm mống của thói quen tích trữ đồ đạc vì "biết đâu sau này lại cần" hoặc lối suy nghĩ rằng việc … [Read more...]
- « Previous Page
- 1
- …
- 7
- 8
- 9
- 10
- Next Page »