Trong quá trình review cuốn sách “Tuổi 20 – Những năm tháng quyết định cuộc đời” (The Defining Decade) của Tiến sĩ/Nhà tâm lý học Meg Jay (bài review được đăng tại đây), tôi có ý tưởng muốn bạn đọc cùng đồng hành với mình qua việc “đọc thử” một số trích đoạn trong cuốn sách mà tôi cảm thấy tâm đắc. Vì vậy, trong 2 tuần, tôi đã đăng bản gốc và bản (tự) dịch một số đoạn từ cuốn sách lên Facebook blog với hashtag #reviewthedefiningdecade.
Video: Ted Talk của tác giả Meg Jay về Tuổi 20
Dưới đây là tổng hợp những trích đoạn đã được đăng:
Trích đoạn #1
Trích đoạn “Lời mở đầu”:
“Có tới 50 triệu người tuổi 20s (20-29) trên nước Mỹ, phần lớn họ sống trong tâm trạng bất ổn, vô định lớn chưa từng thấy. Nhiều người không biết họ sẽ làm gì, sẽ sống ở đâu, hay sẽ ở với ai trong 2 hoặc thậm chí 10 năm tới. Họ không biết khi nào sẽ hạnh phúc, khi nào sẽ có khả năng chi trả hoá đơn tên mình. Họ tự hỏi liệu mình nên là nhiếp ảnh gia, hay luật sư, hay nhà thiết kế, hay nhân viên ngân hàng. Họ không biết liệu mình chỉ còn vài cuộc hẹn hò nữa hay phải vài năm nữa mới có được một mối quan hệ nghiêm túc. Họ lo lắng không biết mình sẽ có gia đình riêng hay không và liệu hôn nhân có lâu bền không. Nói một cách đơn giản, họ không biết cuộc đời sẽ ra sao và mình cần phải làm gì. … Tôi thúc giục những người tuổi 20s hãy giành lại những tháng năm này, giành lại vị thế người trưởng thành, và giành lại tương lai cho mình. Cuốn sách này sẽ chỉ cho những người tuổi 20s biết tại sao và làm thế nào để đạt được điều đó.” (trang xxv-xxvii)
Excerpt from the Introduction:
“There are fifty million twentysomethings in the United States, most of whom are living with a staggering, unprecedented amount of uncertainty. Many have no idea what they will be doing, where they will be living, or who they will be with in two or even ten years. They don’t know when they will be happy or when they will be able to pay their bills. They wonder if they should be photographers or lawyers or designers or bankers. They don’t know whether they are a few dates or many years from a meaningful relationship. They worry about whether they will have families and whether their marriages will last. Most simply, they don’t know if their lives will work out and they don’t know what to do. … I urge twentysomethings to reclaim their twenties, their status as adults, and their futures. This book will show them why they should and how they can.” (pp. xxv-xxvii)
Trích đoạn #2
Trích đoạn chương “Cuộc đời tôi nên trông đẹp đẽ hơn trên Facebook”:
Đối với nhiều người, ý nghĩa của Facebook không còn là để “tìm kiếm” bạn bè, mà phần nhiều là để “nhìn vào” bạn bè. Nghiên cứu cho chúng ta biết rằng, trung bình, người dùng Facebook dành nhiều thời gian kiểm tra trang của người khác hơn là thêm nội dung vào trang của mình. Khách truy cập thường xuyên của Facebook – đa phần là phụ nữ, những người hay đăng nội dung, chia sẻ ảnh, cập nhật trạng thái – sử dụng Facebook như một hình thức “giám sát xã hội”. Những vị “thanh tra” này dùng Facebook không phải để giữ liên lạc với bạn bè mà là để kiểm tra bạn bè, “săm soi” và đánh giá xem người khác đang sống như thế nào. … Thay vì một công cụ để cập nhật với bạn bè, Facebook trở thành một cách để bắt kịp theo người khác. Tồi tệ là ở chỗ, với Facebook, chúng ta cảm thấy mình không chỉ phải bắt kịp với bạn thân, hàng xóm, mà còn cả với hàng trăm người ngày ngày đăng lên những thứ đẹp đẽ để nhắc nhở ta rằng cuộc sống của mình đáng lẽ phải huy hoàng đến thế nào. … Hầu hết những người tuổi 20s hiểu rằng không nên so sánh cuộc sống của mình với những gì viết trên những mini-blog của người nổi tiếng, nhưng họ vẫn cho rằng hình ảnh và cập nhật từ Facebook của bạn bè là thật. Chúng ta không nhận ra rằng hầu hết mọi người đều đang giấu đi những rắc rối của mình. Việc đánh giá thấp khó khăn mà những người cùng trang lứa gặp phải khiến ta cảm giác như mọi thứ đều là một cuộc so sánh về đẳng cấp xã hội, mà trong đó cuộc sống không-hoàn-hảo-cho-lắm của ta trở nên quá tầm thường với cuộc đời cao đẹp mà mọi người dường như đang sống. (trang 44-45)
Excerpt from chapter “My life should look better on Facebook”:
“For many, Facebook is less about looking up friends than it is about looking at friends. Research tells us that, on average, Facebook users spend more time examining others’ pages than adding content to their own. The site’s most frequent visitors—most often females who post and share photos and who receive status updates—use the site for “social surveillance.” These social investigators usually aren’t getting in touch or staying in touch with friends as much as they are checking up on them. And my clients are right: Judging and evaluating are involved. In one study, nearly four hundred participants examined mock-up Facebook pages and rated web-page owners for attractiveness, only to decide that the best-looking owners were the ones with the best-looking friends.” … Rather than a way of catching up, Facebook can be one more way of keeping up. What’s worse is that now we feel the need to keep up not just with our closest friends and neighbors, but with hundreds of others whose manufactured updates continually remind us of how glorious life should be. … Most twentysomethings know better than to compare their lives to celebrity microblogs, yet they treat Facebook images and posts from their peers as real. We don’t recognize that most everyone is keeping their troubles hidden. This underestimation of how much other twentysomethings are struggling makes everything feel like an upward social comparison, one where our not-so-perfect lives look low compared to the high life everyone else seems to be living.” (pp. 44-45)
Trích đoạn #3
Trích đoạn trong phần “Tình yêu”, chương “Điểm tương đồng”:
“Eli và bạn gái không hiểu nhau. Cả hai đã bị “lừa” vào lối suy nghĩ rằng họ tương thích vì có những điểm giống nhau rõ ràng. Để rồi, họ bối rối khi nhận ra những nét tính cách khác nhau của mỗi người liên tục xung đột. Không chắc nên làm gì với sự đối nghịch này, người này đều hy vọng người kia có thể thay đổi. Cả hai đều tưởng tượng rằng khi ở lâu cùng nhau hơn, họ sẽ càng giống nhau nhiều hơn. Nhưng các bằng chứng khoa học về tương đồng nhân cách theo thời gian đều chưa có gì là chắc chắn. … Đôi khi, các cặp đôi đã hẹn hò hoặc kết hôn quyết định chia tay nhau vì giữa họ, có điều gì đó thay đổi – ví dụ, người này lừa dối người kia, hoặc một trong hai người phải chuyển đi nơi khác. Nhưng thường xuyên hơn cả, con người chia thay nhau vì mọi thứ KHÔNG THAY ĐỔI. Không có gì là lạ khi nghe các cặp đôi đã chia tay tâm sự rằng, khi nhìn lại, những điểm khác biệt giữa hai người đã có ngay từ thuở ban đầu” (trang 121)
Excerpt from chapter “Being in like”:
“Eli and his girlfriend did not understand each other. They were fooled into thinking they were compatible because they had many plain-sight commonalities. They felt confused as their dissimilar personalities continually clashed. Not sure what to make of this, each hoped the other might change. Both imagined that they might become more similar the longer they were together, but the evidence for personality convergence over time is mixed. … Sometimes dating or married couples decide to split because things change – someone cheated or had to move – but, more often, people split up because things don’t change. It’s far more common to hear couples say that, in retrospect, the differences were there all along.” (p. 121)
Trích đoạn #4
Trích đoạn chương “Nghĩ về phía trước”:
[Trong chương này, tác giả ví dụ về một người bị tổn thương não bộ, dẫn đến thay đổi về tâm tính, tư duy. Nhưng sau một vài năm luyện tập, người này đã có lại một số kỹ năng từng bị mất]
“Những người tuổi 20s dĩ nhiên là không bị tổn thương về não bộ, nhưng bởi vì thuỳ não trước của họ vẫn đang còn phát triển, họ có thể ở tình trạng mà các nhà tâm lý học gọi là “không đều”. Nhiều khách hàng của tôi bối rối trước thực tế là mặc dù họ tốt nghiệp từ những trường Đại học tốt, họ không biết làm sao để bắt đầu sự nghiệp mà mình mong muốn. Hay họ không hiểu tại sao ngày trước mình từng là những sinh viên đầu bảng nhưng giờ không thể đưa ra quyết định nên hẹn hò với ai và tại sao. Hay họ cảm thấy mình thật giả tạo vì mặc dù kiếm được công việc tốt nhưng không thể giữ bình tĩnh khi khi làm việc. Hay họ không thể hiểu nổi làm sao mà những người đồng trang lứa từng không giỏi bằng mình khi còn đi học nhưng giờ lại vượt lên mình khi vào đời.
Đây là những kỹ năng hoàn toàn khác nhau.
Thông minh trong học tập là cách bạn giải quyết các vấn đề có câu trả lời đúng-sai và có giới hạn thời gian rõ ràng. Nhưng nghĩ về phía trước là cách bạn nghĩ và hành động nhất quán (và đặc biệt nhất quán) trong các tình huống không chắn chắn. Thuỳ não trước không chỉ cho phép chúng ta bình tĩnh tìm ra chính xác điều gì nên làm trong cuộc sống. Những vấn đề khó khăn của người trường thành – như nên làm việc gì, sống ở đâu, hẹn hò với ai, hay bao giờ nên lập gia đình – đều không có câu trả lời tuyệt-đối-đúng. Thuỳ não trước là nơi chúng ta vượt lên sự tìm kiếm vô ích về những thứ trắng-đen rõ ràng, mà ngày càng học cách chấp nhận và đối đầu với những gam màu xám mơ hồ, khó tách biệt.
…. Lối suy nghĩ hướng về phía trước không chỉ đến cùng với tuổi tác. Nó đến cùng với thực hành và trải nghiệm cuộc sống. Đó là lý do tại sao có những người mới 22 tuổi đã rất tự chủ, hướng đến tương lai, biết mình nên làm gì ở những tình huống bấp bênh. Trong khi đó, có những người đến 34 tuổi rồi mà đầu óc còn đang lạc lối…” (trang 137-138)
Excerpt from chapter “Forward Thinking”:
“Twentysomethings aren’t brain damaged, of course, but because of the still-developing frontal lobe, they can be what psychologists call “uneven.” Many of my clients are confused by the fact that they went to good colleges, yet they don’t know how to start the careers they want. Or they don’t understand how they could have been valedictorians but are unable to make decisions about whom to date and why. Or they feel like fakes because they managed to get good jobs yet cannot calm themselves down at work. Or they can’t figure out how twentysomethings who did not do as well in school are now outpacing them in life.
There are different skill sets.
Being smart in school is about how well you solve problems that have correct answers and clear time limits. But being forward-thinking adult is about how you think and act even (and especially) in uncertain situations. The frontal lobe doesn’t just allow us to coolly solve the problem of what exactly we should do with our lives. Adult dilemmas—which job to take, where to live, whom to partner with, or when to start a family—don’t have right answers. The frontal lobe is where we move beyond the futile search for black-and-white situations as we learn to tolerate—and act on—better shades of grey.
… Forward thinking doesn’t just come with age. It comes with practice and experience. That’s why some twenty-two-year-olds are incredibly self-possessed, future-oriented people who already know how to face the unknown, while some thirty-four-year-olds still have brains that run the other way… “ (pp. 137-138)
Trích đoạn #5
Trích đoạn chương “Đồng Hành và Tiến Bước”:
“Nghiên cứu trên khắp thế giới chỉ ra rằng cuộc sống bắt đầu có cảm giác tốt dần lên trong những năm tháng tuổi 20. Chúng ta trở nên ổn định hơn về mặt cảm xúc và ít lung lay hơn trước những lên xuống của cuộc đời. Chúng ta có nhận thức tốt hơn và sống có trách nhiệm hơn. Chúng ta cũng dần có khả năng giao tiếp xã hội tốt hơn. Nhìn chung, chúng ta trở nên hạnh phúc hơn, tự tin hơn, và theo cách nói của Sam – bớt lo lắng và giận giữ hơn. Nhưng những thay đổi này không xảy đến với tất cả mọi người. Sam không thể tiếp tục lang thang với chiếc ba-lô của mình, chờ đợi đến lúc cảm thấy tốt hơn.
Trong những năm tháng tuổi 20, những thay đổi tích cực về tính cách đến từ cái mà các nhà nghiên cứu gọi là “đồng hành và tiến bước”. Cảm giác tốt hơn không đến từ việc trốn trành sự trưởng thành mà đến từ quá trình đầu tư vào thời kỳ trưởng thành. Đây là những năm tháng mà chúng ta chuyển đổi từ trường học đến công sở, từ những lần hẹn hò chóng vánh đến những mối quan hệ nghiêm túc, hay, trong trường hợp của Sam, từ sô-pha đến căn hộ. Phần lớn thay đổi này đòi hỏi ta phải đưa ra những cam kết “người lớn” – cam kết với sếp, với bạn đời, với chủ nhà, với bạn cùng phòng – và những cam kết này thay đổi cách chúng ta hành xử ngoài xã hội và nhân cách bên trong của chúng ta.” (trang 170)
Excerpts from chapter “Getting Along and Getting Ahead”:
“Numerous studies from around the world show that life starts to feel better across the twentysomething years. We become more emotionally stable and less tossed around by life’s ups and downs. We become more conscientious and responsible. We become more socially competent. We feel more agreeable about life and more able to cooperate with others. Overall, we become happier and more confident and less – as Sam put it —anxious and angry. But these sorts of changes don’t happen for everyone. Sam couldn’t keep walking around with his backpack, waiting to feel better.
In our twenties, positive personality changes come from what researchers call “getting along and getting ahead.” Feeling better doesn’t come from avoiding adulthood, it comes from investing in adulthood. These are years when we move from school to work, from hookups to relationships or, in Sam’s case, from couches to apartments. Most of these changes are about making adult commitments—to bosses, partners, leases, roommates—and these commitments shift how we are in the world and who we are inside.” (p. 170)
—
Bài review sách hoàn chỉnh được đăng tại đây. Cám ơn bạn đọc đã đồng thành cùng tôi trong quá trình viết bài review cuốn sách nhiều ý nghĩa này!
Be Present,
Chi Nguyễn
*** Vui lòng đọc kỹ yêu cầu về Bản Quyền-Cộng Tác trước khi sao chép hoặc trích dẫn nội dung và hình ảnh của blog
Canh Van Le says
cảm ơn Chi. Thật hào hứng được đọc 2 cuốn mà Chi giới thiệu, đúng vấn đề mà mình đang gặp phải.