The Present Writer

A Minimalist Blog that Maximizes Your Life

  • BLOG
  • YOUTUBE
  • PODCAST
  • SHOP
    • SHOPEE
    • TIKI
  • BẢN TIN
  • MỤC LỤC
  • GIỚI THIỆU
    • Về Chi Nguyễn
    • Về The Present Writer
    • Trên Truyền thông

🏺Học làm gốm dạy cho mình điều gì?

Bản tin “Bài học thứ Tư”, gửi vào 05/03/2024

Xin chào thứ Tư bạn đọc The Present Writer,

Mấy tuần nay, mình đang trong quá trình thiết kế phiên bản mới cho cuốn sổ hiệu năng The Present Day planner (dự kiến ra mắt cuối tháng 6/2025). Để khuyến khích cộng đồng cùng tham gia thiết kế, mình tạo một minigame vui vui, trong đó mỗi bạn đóng góp 01 câu quote (danh ngôn) bạn thích nhất để cho vào Sổ 2.0, mình sẽ chọn ra 02 bạn may mắn để tặng quà. Ngày hôm nay (5/3/2025) là hạn cuối để tham gia minigame này nên bạn nhanh tay để comment dưới bài viết trên Instagram và Facebook của mình nhé!

Tình cờ trong thời gian này, mình cũng bắt đầu học một lớp làm gốm mới. Quá trình vừa học làm gốm và vừa thiết kế sổ cho phiên bản mới làm mình ngẫm ra được một số điều thú vị về việc dạy và học:

1- Người làm tốt chưa chắc đã là người dạy tốt

Tất cả những giáo viên từng dạy mình làm gốm đều là những người rất giỏi chuyên môn—họ có thể biến một cục đất sét nhão nhoét thành những cái cốc, bát, lọ xinh đẹp chỉ trong nháy mắt. Nhưng cách họ truyền đạt và hướng dẫn học viên rất khác nhau. Cô giáo đầu tiên dạy mình môn “bàn xoay” (wheel) nói về rất nhiều bước phức tạp và yêu cầu phải làm đúng như các bước đó, tay chân phải hệt các động tác cô chỉ thì mới được. Cách dạy này làm mình khá “ngợp”, quên hết mọi thứ được dạy khi ngồi vào xoay, và gồng lên đến cứng hết cả tay chân. Nhưng thầy giáo thứ hai dạy mình cũng môn này thì lại nói rất đơn giản chỉ trong 3 bước và khuyến khích học viên thử các động tác tay chân khác nhau tùy theo xu hướng tự nhiên của mỗi người. Cách dạy này giúp mình dễ bắt đầu hơn, mặc dù phải mất thời gian thử nghiệm để tìm ra cách làm hợp lý nhất cho mình, nhưng khi quen rồi thì mọi thứ tự nhiên, mềm dẻo hơn nhiều.

Điều này nhắc mình nhớ tới lý do ban đầu khiến mình quyết định làm sổ hiệu năng The Present Day planner hơn 7 năm trước. Ở thời điểm đó, mình thường chia sẻ cách mình quản lý thời gian trên trang blog (và sau đó còn làm cả video) nhưng không thực sự hiệu quả. Các bạn trong cộng đồng thường xuyên hỏi: Chị có thể giải thích kỹ hơn được không? Tại sao mình làm đúng như bạn mà không duy trì lâu dài? Tính chất công việc của tôi khác thì thay đổi như thế nào?… Mình bắt đầu dạy học từ năm 18 tuổi (tới nay đã gần 20 năm) nên khi nhận được những lời nhận xét như vậy, mình hiểu là mình đã tới ngưỡng của người dạy. Để trả lời các câu hỏi này tận gốc, mình cần phải cho ra một công cụ đơn giản có thể “cầm tay chỉ việc” sát sao nhưng vẫn đủ linh hoạt để người dùng áp dụng vào hoàn cảnh riêng và xu hướng tự nhiên của mình. Từ ngày sổ ra mắt, mình thấy rõ ràng sức ảnh hưởng của công cụ này vì số lượng câu hỏi “làm sao” giảm xuống tới hơn 90% và thay vào đó là rất nhiều chia sẻ thành công của các bạn sau khi dùng thử sổ. Đây là điều khiến mình thực sự tự hào!

2- Khuyến khích người học là điều quan trọng nhất

Ngay sáng hôm qua trong lớp học làm bát gốm, mình làm ra một cái bát tròn đều ở đáy nhưng méo mó ở viền. Mình để nó lên khay và hỏi thầy giáo: “Em đã sai ở đâu?” 🥹 Thật ngạc nhiên là thầy trả lời: “Em chẳng sai ở đâu cả! Đây là lần đầu tiên em làm bát và tôi thấy cái bát này rất sáng tạo!” Các bạn học nghe thế cũng thêm vào: “Tụi mình tưởng là méo mó có chủ đích đó!”. Lời khích lệ của thầy và các bạn giúp mình thấy nhẹ nhõm hơn, trở lại với bàn xoay và vui vẻ làm một cái bát khác. Nếu như là ngày trước thì mình sẽ chỉ trích cách dạy này, kiểu như: “Tôi là người học thì cần nhận được feedback rõ ràng để rút kinh nghiệm cho lần sau chứ!” nhưng nhiều năm dạy học chỉ cho mình rằng, khuyến khích học trò tiếp tục là điều quan trọng nhất. Đặc biệt với những thứ khó nắm bắt như việc làm gốm (một cái động tay cũng có thể làm méo đất sét) thì rất khó để nói là người học sai ở đâu, mà kể cả có chỉ ra thì lần sau chưa chắc họ đã sửa được hết vì tất cả đều phải qua luyện tập và trải nghiệm mới tự rút được kinh nghiệm.

Cũng như vậy, trước khi tự làm sổ hiệu năng, mình từng thử qua rất nhiều cuốn sổ cùng mục đích. Nhưng một vấn đề luôn trở đi trở lại: Các cuốn sổ đo lường công việc đều khiến mình cảm thấy tệ với bản thân vì mình chưa làm đủ nhanh, đủ nhiều, đủ tốt. Do vậy, mình quyết tâm tạo ra The Present Day planner với giá trị cốt lõi là sự khích lệ, động viên. Cụ thể, sổ bao gồm các câu quote truyền cảm hứng, dòng viết nhật ký biết ơn, gợi ý chăm sóc bản thân… Mục tiêu của mình khi thiết kể sổ là khích lệ người dùng quay trở lại với sổ—quay trở lại với công việc—mỗi ngày; thay vì bức bối và từ bỏ mọi thứ khi không đạt như kỳ vọng. Điều cốt lõi này chắc chắn sẽ không thay đổi trong phiên bản tiếp theo và mãi sau này của sổ.

3- Học cách buông bỏ nhẹ nhàng

Cuối mỗi buổi học làm gốm, thầy giáo của mình thường nói rằng: “Các em làm được cái nào mình thực sự thích thì giữ lại để tráng men và nung ra thành sản phẩm cuối cùng. Cái nào em không thực sự thích, em nên tập cách đập bẹp nó trở lại với dạng cục đất sét để hôm sau làm cái khác. Em đừng nung lên cái mình không thích rồi sau này phải bỏ đi rất mệt mỏi về tâm lý và hại môi trường”. Là một người sống tối giản, mình rất thích cách nhìn này. Nhưng trên tất cả, mình nghĩ buông bỏ là một kỹ năng mà ai cũng cần phải học vì nó giúp cuộc sống nhẹ nhàng, tự do và linh hoạt hơn rất nhiều.

Chính vì câu chuyện buông bỏ này mà khi thiết kế The Present Day planner mình đã quyết định để sổ không ngày tháng in sẵn (updated). Mặc dù ở thời điểm đó, có một số “chuyên gia” khuyên mình rằng nên làm số in sẵn ngày tháng theo từng năm, vì người dùng sẽ buộc mua sổ mới khi năm cũ đã hết, dù họ có dùng hết sổ hay không—từ đó, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Nhưng mình không thích cách làm này. Mọi người ai cũng có giai đoạn bận rộn, thay đổi, sao nhãng… dẫn đến việc quên không sử dụng sổ (ngay chính mình là người tạo ra sổ mà đôi khi mình cũng bị vậy!). Nếu để sổ in sẵn ngày tháng sẽ khiến người dùng có cảm giác “tiếc nuối” những trang chưa được dùng mà phải bỏ đi, khó có thể quên đi những giai đoạn không thoải mái trong cuộc sống. Vì thế, sổ không có ngày tháng in sẵn giúp chúng ta dễ dàng buông bỏ những gì đã qua và nhẹ nhàng bắt tay ngay vào chương mới trong cuộc sống.

—

Mình chia sẻ những điều này vì mình cảm thấy mỗi lần mình học một cái mới, mình lại có cơ hội nhìn về cái cũ và nhớ lại/hiểu hơn tại sao mình quyết định làm điều đó, ở thời điểm ấy. Và nhờ vậy, mình trưởng thành hơn. ☺️

Các bạn đừng quên tham gia trên Instagram và Facebook của The Present Writer nhé! Bật mí: Bản tin tuần sau sẽ có thông báo đặc biệt về Sổ 2.0 🤫.

Be present,

Chi Nguyễn

P/S: Bản tin hàng tuần này đã, đang và sẽ luôn được gửi tới bạn hoàn toàn miễn phí. Nếu bạn muốn giúp bản duy trì bền vững, hãy cân nhắc ủng hộ một phần chi phí vận hành, mua sách và sổ của mình, hoặc chia sẻ dự án “Bài học thứ Tư” nhé! Mình thực sự biết ơn sự cổ vũ và động viên của bạn ♥️


 

📣 CÓ GÌ MỚI TRÊN THE PRESENT WRITER?

🎬 YouTube – Chu Trình Giúp Tập Trung Nhanh Nhất 

“Dòng chảy” (flow) là một khái niệm nổi tiếng trong tâm lý học, chỉ về trạng thái đạt được khi bạn tập trung hoàn toàn vào một việc nào đó, bạn làm hăng say tới mức mọi thứ xung quanh đều như mờ đi, im lặng hẳn lại, chỉ còn mình bạn “phiêu” với việc mình làm. Nghiên cứu cho thấy đây là trạng thái mà những người tài năng và hiệu suất thường xuyên đạt được và có khả năng tái tạo, trở đi trở lại với nó nhiều lần.

Nhưng làm sao để những người bình thường như chúng ta có thể đạt được và duy trì trạng thái này lâu nhất có thể?

Trong Video mới nhất, mình gợi ý cho bạn một chu trình 4 bước đơn giản để đưa bạn vào dòng chảy tập trung nhanh nhất và bền vững nhất: https://youtu.be/6YyEbsUg1ww 


 

ĐĂNG KÝ NHẬN BẢN TIN “BÀI HỌC THỨ TƯ”

Bản tin đặc biệt của TS. Chi Nguyễn — nơi chia sẻ những bài học, công cụ, lời khuyên… hữu ích nhất được Chi tìm tòi và chắt lọc hàng tuần. 

Bạn thích newsletter hàng tuần này? Hãy kết nối tiếp tục với Chi & The Present Writer 👇

📮 Giới thiệu sản phẩm/dịch vụ trên newsletter → Liên hệ đặt quảng cáo: connect@thepresentwriter.com

☕️ Ủng hộ dự án Bản tin miễn phí này → Tặng Chi “một tách cà phê”

💌 Khóa học miễn phí: Làm blog cho người mới bắt đầu → Đăng ký khóa học miễn phí 7 ngày qua email

The Present Writer là “khu vườn xanh yên tĩnh” của Chi Nguyễn—Tiến sĩ Giáo dục tại Mỹ. Đọc thêm về Chi & Blog

Xuất bản

“Một cuốn sách về Chủ nghĩa tối giản” là cuốn sách đầu tay của Chi về đề tài tối giản hóa cuộc sống.

“The Present Day planner” là sổ kết hoạch và làm việc hiệu năng từ kết quả nghiên cứu ứng dụng của Chi.

5 bước xây dựng một blog thành công & 1 khoá học làm blog miễn phí. Xem tại đây

Tìm kiếm

Đề Tài

Bài Viết Mới Nhất

  • Tại sao tôi ngừng viết & Tương lai The Present Writer
  • The Present Day planner
  • Academic Research 101: Những điều cần biết về nghiên cứu học thuật
  • Đọc với Notecard: Phương pháp đọc sách hiệu quả và nhớ lâu
  • “Một cuốn sách về Chủ nghĩa tối giản”

Kết nối

RSS
Follow by Email
Facebook
Facebook
fb-share-icon
Instagram

Ủng hộ để blog tiếp tục hoạt động bền vững, miễn phí và không banner quảng cáo.

Copyright © 2025 The Present Writer · Log in