Mini Post #13 gom lại những mẩu chuyện ngắn tôi viết sau khi sinh con đầu lòng (cuối năm 2018, đầu năm 2019). Khi đó, tôi viết để tự vực mình dậy với chứng trầm cảm sau sinh và để vượt qua cái gọi là “nghiện sự chắc chắn”.
Đầu tiên là loạt bài viết #7DaysofGratitude (7 ngày viết về những điều biết ơn). Đây không phải lần đầu tiên tôi thực hiện loạt bài này, tôi từng viết liên tục trong 30 ngày trong series #30DaysofGratitude (đọc phần 1 và phần 2). Nhưng khác với mọi lần, lần này tôi viết không phải để truyền cảm hứng cho mọi người sống tích cực, mà là để tự mình kéo mình vượt qua trầm cảm sau sinh. Tôi chưa từng chia sẻ điều này công khai vì ở thời điểm đó, tôi không chắc chắn mình có bị trầm cảm thật không hay chỉ là thay đổi hoóc-môn, mất ngủ, và áp lực cuộc sống dẫn đến stress thôi. Ngay bác sĩ tâm lý tôi gặp khi đó cũng mới chỉ chuẩn đoán tôi ở giữa “baby blue” (tâm trạng trùng xuống sau sinh) và “clinical depression” (trầm cảm) nên gợi ý tôi chưa cần uống thuốc mà chỉ đi tư vấn tâm lý hàng tuần trong vòng 3 tháng.
Nhưng giờ nhìn lại, tôi thấy mình thực sự đã trải qua giai đoạn trầm cảm sau sinh vì trải qua đủ mọi triệu chứng “kinh điển” của trầm cảm. Bên ngoài, nhìn tôi vẫn vậy nhưng từ bên trong, tôi là một con người khác (buồn nhiều hơn, khép kín hơn, tự ti hơn, lo lắng nhiều hơn, nhạy cảm hơn, dễ tủi thân hơn, hay nghĩ quẩn hơn…). May mắn là sau nhiều năm đối mặt với các vấn đề về sức khoẻ tinh thần, tôi vốn đã trang bị những kỹ năng cần thiết để tự cứu mình. Viết gratitude journal là một trong những kỹ năng đó. Mặc dù những điều tôi viết ra dưới đây đều là tích cực (theo ý nghĩa gratitude), nhưng nếu tinh ý, bạn đọc có thể cảm nhận được nỗi buồn, sự lo âu của tôi giữa những ngôn từ, và cả nỗ lực lớn của tôi để vượt qua trầm cảm.
Tiếp theo đó là một đoạn tôi dịch lại từ bài viết “Nghiện sự chắc chắn”. Ở thời điểm viết bài này (tháng 1//2019), tôi cảm thấy tinh thần mình khá hơn nhiều và bắt đầu trở lại làm việc. Tuy nhiên, đây cũng là giai đoạn tôi có rất nhiều lo âu về tương lai vì trí nhớ và độ tập trung của tôi bị giảm sút nhiều sau khi sinh (có lẽ mất gần 1 năm sau sinh tôi mới trở lại bình thường) và quá trình tìm việc gặp rất nhiều trở ngại. Nhưng sau bài viết, nhận ra mình đang “nghiện sự chắc chắn”, tôi quyết định mình phải dũng cảm bước ra khỏi “vùng an toàn”, bỏ đi những kỳ vọng trước đây về bản thân để nắm lấy những cơ hội mới. Ba tháng sau khi viết bài này, tôi nhận được vị trí làm việc mà mình đang có hiện nay.
Dưới đây là những mảnh ghép nhỏ ghi lại giai đoạn đáng nhớ đó của cuộc đời tôi:
#7daysofgratitude — 7 Ngày Viết Về Những Điều Biết Ơn
Ngày thứ nhất
Ngày thứ hai
Ngày thứ ba
Ngày thứ tư
(2) Tạo không gian sinh hoạt mới – thông thường cứ vài tháng vợ chồng mình lại dịch chuyển và sắp xếp lại nội thất trong nhà cho tối ưu và phù hợp hoàn cảnh sống hơn. Sự ra đời của Jaden cùng với hàng loạt những hoạt động sống mới như cho con bú, bơm sữa, thay tã, cho con ngủ… căn phòng ngủ trước đây chỉ dành cho hai bố mẹ giờ được sắp xếp lại để kiêm luôn thành “nursing room” tối ưu nhất cho Jaden cho đến khi con có phòng riêng;
(3) Thời gian đọc sách mỗi ngày – Nuôi con mọn mới thấy ngày ngắn quá, đơn vị đo thời gian đôi lúc được tính luôn bằng các cữ ăn của con. Thế nhưng mình vẫn cố gắng duy trì ít nhất vài phút đọc sách mỗi ngày. Thật tình cờ là 2 cuốn sách mình đang đọc (một được tặng ngay trước khi sinh Jaden và một mới mua vì luôn trong “reading list”) lại hoàn toàn trái ngược nhau. Đọc “Lagom – nghệ thuật sống cân bằng của người Thuỵ Điển” để thấy cuộc sống có thể nhẹ nhàng, dễ thương, và vừa vặn thế nào. Nhưng đọc “Nghệ thuật chiến sự” (The Art of War) hay “Binh pháp Tôn Tử” để thấy thi thoảng khi cuộc sống không còn nhẹ nhàng, dễ thương thì cũng có 13 chiêu điều binh ứng phó để làm cuộc sống “thương thương” trở lại 😅
Ngày thứ năm
Ngày thứ sáu
Ngày thứ bảy
⠀⠀⠀⠀⠀⠀⠀⠀⠀⠀⠀⠀
(3) Kết lại 7 ngày viết về 3 điều biết ơn: Hôm nay là ngày cuối cùng của #7daysofgratitude. Mình chọn viết những đoạn ngắn như thế này trong một tuần để dần quay lại với blog và cũng là để tự tạo ra cho mình nguồn năng lượng tích cực dồi dào hơn. Thành thực mà nói, tháng đầu tiên làm mẹ thực sự vất vả và căng thẳng. Có nhiều ngày mình cảm thấy tinh thần sa sút trầm trọng còn cơ thể thì mỏi mệt rã rời – những lúc như thế thật khó có thể nghĩ ra điều gì tích cực. Nhưng nhờ việc viết 3 điều biết ơn trong ngày một cách nghiêm chỉnh như thế này, mình cũng dần bắt lại nhịp sống cũ yên bình và cảm thấy dễ chịu hơn từng ngày. (Cảm ơn bạn đọc The Present Writer đã “lắng nghe” mình trong 7 ngày vừa qua)
Nghiện sự chắc chắn
Tuần này mình bắt đầu đi làm trở lại sau hai tháng nghỉ sinh. Có rất nhiều cảm xúc mình muốn viết ra. Nhưng ngày như hôm nay, mình lại chỉ muốn đọc. Đọc những trang viết đồng cảm như thế này (từ Allison Carmen):
⠀⠀⠀⠀⠀⠀⠀⠀⠀⠀⠀⠀
“…Tôi từng là một con nghiện. Cơn nghiện gây cho tôi lo lắng, trầm cảm, mất ngủ, và đôi khi tuyệt vọng đến độ tưởng như hơi thở của chính mình cũng trở thành gánh nặng. Tôi không nghiện rượu hay chất kích thích. Tôi cũng không nghiện mua sắm hay bài bạc. Nhưng nghiện ngập đã suýt hủy hoại cuộc đời tôi, và nó cũng làm ảnh hưởng đến hàng triệu người trên thế giới. Tôi nghiện… NGHIỆN SỰ CHẮC CHẮN.
Ở mọi thời điểm trong đời, tôi đều tuyệt vọng tìm mọi cách để biết điều gì sẽ xảy ra tiếp theo. Khát khao nắm được sự chắc chắn khiến tôi cảm thấy những điều bất ngờ đều là tiêu cực. Tôi trở nên khổ sở mỗi khi có điều gì đó chệch ra ngoài dự định ban đầu – bởi vì tôi tin đó có nghĩa là cuộc sống tốt đẹp mà tôi hình dung ra cho mình sẽ không thể trở thành hiện thực. Tôi thường xuyên hy sinh mục tiêu và hoài bão của mình để có được cảm giác an toàn và chắc chắn. Vậy nhưng dù đã làm đủ mọi điều, tôi vẫn không thể hoàn toàn thoát khỏi sự bấp bênh trong đời. Tệ hơn cả, những lựa chọn tôi đưa ra để đổi lấy cảm giác chắc chắn luôn đưa tới cho tôi cảm giác phải thỏa hiệp và nỗi thất vọng không nguôi …
Biểu hiện của cơn nghiện này ở mỗi người có thể khác nhau nhưng mẫu số chung của nó là SỰ ĐAU KHỔ KHÔNG CẦN THIẾT. Ở trường hợp của mình, tôi có thể thức cả đêm vì lo sợ đến nghẹt thở, đến không kiểm soát nổi tâm trí mình. Liệu cuộc sống của tôi có được ổn định? Chồng tôi có mãi yêu tôi hay không? Tôi có đủ tiền cho một cuộc sống tốt không? Những khoản đầu tư của tôi liệu có sinh lời? Liệu cha mẹ, con cái, và các thành viên trong gia đình tôi có ổn không? Tôi có được tăng lương thưởng kỳ này không? Kết quả kiểm tra sức khỏe định kỳ tới đây của tôi thế nào? Dồn dập những đêm mất ngủ và cảm giác lo lắng thường trực làm suy yếu hệ miễn dịch của tôi. Tôi bắt đầu ốm…”
Update 2020: Như đã viết, sau bài viết này, tôi nhận ra mình phải “cai nghiện” sự chắc chắn và dũng cảm bước ra khỏi vùng an toàn của mình. Tôi bắt đầu nộp hồ sơ tìm việc ở cả những vị trí, những công việc mà tôi chưa từng nghĩ đến mình sẽ làm; bước vào vòng phỏng vấn với phong thái tự tin và thông điệp: “tôi có thể làm được tất cả; cái gì tôi biết làm, tôi sẽ làm tốt nhất; cái gì tôi chưa biết làm, tôi sẽ học và cũng sẽ làm tốt nhất”. Ba tháng sau, tôi nhận được lời mời công việc. Và vì không còn “nghiện sự chắc chắn”, tôi không ngại thương lượng (negotiate) điều khoản công việc tới tận cùng—điều mà theo thống kê là phụ nữ làm ít hơn hẳn đàn ông. Tôi thương lượng thời gian bắt đầu công việc, mức lương, mức hậu đãi, yêu cầu bổ sung kinh phí “phát triển bản thân” (vâng, nghe có vẻ kì cục nhưng chiếc Macbook tôi đang dùng để đánh máy bài viết này chính là có được từ nguồn kinh phí phát triển bản thân đó).
Có lẽ, nếu không vượt qua giai đoạn trầm cảm sau sinh và không “cai nghiện” sự chắc chắn, tôi đã không có độc lực lớn để đạt được những thành quả ngày hôm nay. Bởi vậy, tôi tin mọi việc xảy ra đều có lý do của nó. Và tôi hy vọng, qua bài viết này, bạn đọc cũng phần nào được tiếp thêm năng lượng để vượt qua những khó khăn trong cuộc sống và dũng cảm bước ra khỏi vùng an toàn để thực hiện ước mơ của mình.
Be Present,
Chi Nguyễn
*Bạn thích bài viết này? Hãy cân nhắc ủng hộ cho The Present Writer để blog có thể tiếp tục hoạt động phi lợi nhuận
**Vui lòng đọc kỹ yêu cầu về Bản Quyền-Cộng Tác trước khi sao chép hoặc trích dẫn nội dung và hình ảnh của blog
Trà says
Em cũng đang trong giai đoạn tìm việc sau khi đã nghỉ công việc cũ. Hiện tại giai đoạn khó khăn, nhiều người xung quanh em cũng hỏi sao lại nghỉ việc khi chưa có việc mới, nhưng em thì vẫn tin chỉ có mình mới biết cái gì là tốt nhất cho bản thân.
Đọc bài viết của chị, em phát hiện mình cũng đang bị nghiện sự chắc chắn. Em có nộp hồ sơ ở một số chỗ và lo lắng đủ điều như mình có đủ tốt chưa, đủ phù hợp chưa, đủ kinh nghiệm chưa. Từ giờ đi phỏng vấn, em sẽ tự nhắc bản thân câu này của chị Chi, “tôi có thể làm được tất cả; cái gì tôi biết làm, tôi sẽ làm tốt nhất; cái gì tôi chưa biết làm, tôi sẽ học và cũng sẽ làm tốt nhất”.
Em cảm ơn chị và chúc chị cùng gia đình nhỏ khỏe mạnh ạ.
Chi Nguyễn says
Cảm ơn em nhiều vì đã đọc blog. Tới đây chị cũng dự định viết về việc đi xin việc ngành data analyst (trong đó có câu “thần chú” việc gì tôi cũng làm được này :D) một cách cụ thể hơn. Chúc em nhiều may mắn trong quá trình tìm việc mới nhé!
Anh Tim says
Đúng v đó chị, đôi lúc “nghiện sự chắc chắn” lại là một điểm yếu, cực kì yếu. Nhiều khi e biết việc đó có thể làm đc nhưng phải đợi tới khi thấy chắc chắn 100% r mới thực hiện nên e bỏ lỡ nhiều cơ hội. Tới giờ e vẫn v, nên đôi khi phải đấu tranh rất nhiều mới bước đc ra khỏi vùng an toàn của mình
Thu Trang says
Em rất vui khi nhận ra những thay đổi nhỏ gần đây của Thepresentwriter: Newsletter xinh xắn nội dung mới mẻ và nhiều gợi ý thú vị, tần suất bài viết mới đều đặn hơn và nội dung chăm chút kỹ lưỡng đầy tâm huyết. Em hiểu rằng quỹ donate cho blog đã phần nào hiệu quả và chị Chi đã có nhiều thời gian hơn phát triển những nội dung hữu ích cho bạn đọc. Thầm chúc Thepresentwriter luôn vững vàng trên con đường đã chọn! Yêu thương và sẵn sàng ủng hộ ạ.
Chi Nguyễn says
Cảm ơn em nhiều vì đã nhận ra những thay đổi từ blog (đặc biệt là newsletter chị chuyển sang hình thức nhỏ nhắn, giản tiện hơn nên rất vui vì có người để ý, hihi). Tới đây còn nhiều thay đổi tốt hơn cho blog, chị sẽ cố gắng triển khai. Cảm ơn em đã ủng hộ!
Mai Anh says
Hello chị Chi,
Em cũng bước qua một giai đoạn cực kì dài của việc nghiện sự chắc chắn. Hay nói đúng hơn em vốn là một con người như thế. Những lo lắng & mong muốn của em đôi khi không song hành với nhau. Mong muốn 1 điều rất cần vượt ra khỏi sự an toàn nhưng lại lo lắng rằng liệu điều đó có mang lại 1 tương lai tốt hơn. Giờ đây, khi tin rằng tương lai sẽ tốt hơn nếu em biết đánh đổi sự an toàn hiện có & theo đuổi điều mình muốn. Em thấy dễ thở hơn rất nhiều.
Em muốn viết vài dòng như vậy để chia sẻ với chị 🙂
Mai Anh
Chi Nguyễn says
Cảm ơn Mai Anh đã đọc và chia sẻ. Chúc em sớm đạt được điều mình mong muốn nhé!
Vân Phan says
Đáng iu ạ !
Unknown says
e cũng từng trải qua những cảm giác như vậy, chỉ có điều e k đọc dc bài blog này sớm hơn và đã để quá nhiều thứ rơi vào lỡ làng. e muốn cải thiện tình hình hiện tại, k muốn tiếc nuối nữa nhưng dường như mọi thứ đã đi quá xa, e k biết phải bắt đầu lại như nào cả. chị hướng dẫn e dc k